Giới thiệu đặc điểm của cây nguyệt quế và công dụng của loại cây này

BonsaiArt – Bài viết giới thiệu về cây nguyệt quế sau đây sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn tổng quát về nguồn gốc, đặc điểm và công dụng tuyệt vời của loại cây đặc biệt này trên thực tế.

Chưa cần giới thiệu về cây nguyệt quế, cái tên của nó cũng đã khá quen thuộc với mỗi chúng ta. Cây nguyệt quế là loại cây biểu tượng cho sự chiến thắng và được trồng rất nhiều tại mỗi nhà.

Với nhiều giá trị mang  lại khác nhau, cây nguyệt quế ngày càng được trồng phổ biến và ngày càng gần gũi hơn với cuộc sống thường ngày.

Cây nguyệt quế là cây gì?

Cây nguyệt quế là một loại cây bonsai không những mang đến cho cuộc sống những nét đẹp thẩm mỹ riêng biệt mà còn là biểu tượng tượng trưng cho chiến thắng, may mắn và tài lộc.

Nguồn gốc của cây nguyệt quế

 Nguồn gốc của loại cây này được bắt nguồn từ những nước châu Á, những nơi có khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam.

Để có thể giới thiệu về cây nguyệt quế một cách chi tiết nhất, cần nắm bắt đặc tính của 3 loại cây nguyệt quế được trồng phổ biến hiện nay là cây nguyệt quế là lớn, cây nguyệt quế lá nhỏ và đặc biệt là cây nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn – loại cây được trồng nhiều nhất vì mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ và kinh tế.

 Đặc điểm của cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế có tên khoa học là Murraya paniculata L., thuộc họ cam Rutaceae, cây còn có tên gọi khác là nguyệt quới.

 Thuộc một loại cây thân gỗ nhỏ, cứng cáp, ở môi trường tự nhiên thì cây có thể cao từ 2 đến 8m, vỏ cây nguyệt quế thường có màu trắng ngà.

Nguyệt quế thuộc dòng cây lá kép mọc so le nhau hình bầu dục hoặc ngọn giáo, mặt lá bóng láng.

Hoa nguyệt quế có màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, tỏa ra hương thơm ngát, hoa nguyệt quế thường có 5 cánh mọc ở nách lá hoặc đầu ngọn cành, tương đối giống hoa chanh.

 Quả nguyệt quế có hình bầu dục, nhọn 1 đầu, khi chưa chín quả có màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ đậm, 1 quả chứa từ 1 đến 2 hạt.

Công dụng của cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế được biết nhiều với thế giới cây cảnh, thường được các nghệ nhân tạo dáng thành những cây cảnh bonsai đẹp mắt.

 Loại cây này có giá trị thẩm mỹ cao nên được trang trí hoặc trồng trước nhà, trong vườn, hoặc được trồng vào chậu đặt trong nhà, công viên,…

Công dụng của cây nguyệt quế cũng không thể bỏ qua được tác dụng giảm đau, chống viêm cực hiệu quả của loại cây này. Bên cạnh đó thì lá nguyệt quế còn được ứng dụng trong việc tạo hương vị cho các món ăn truyền thống. 

Cây nguyệt quế còn mang lại cho chúng ta ý nghĩa lớn về mặt phong thủy. 

Theo quan niệm, do là biểu tượng của sự chiến thắng và tài lộc nên cây nguyệt quế được cho là có thể giúp xua đuổi tà khí, xua tan những điềm xấu, sự xui xẻo trong cuộc sống. 

Vòng nguyệt quế được sử dụng trao cho những người chiến thắng trong các cuộc thi mang đến ý nghĩa biểu trưng cho sự may mắn và thành công.

Ở Việt Nam, vòng nguyệt quế xuất hiện nổi bật trong các cuộc thi và nổi tiếng là Đường lên đỉnh Olympia – một chương trình truyền hình dành cho học sinh trung học phổ thông được rất nhiều người yêu thích.

Cách trồng cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế có thể được nhân giống với rất nhiều những phương pháp khác nhau. Bạn có thể dùng hạt cây nguyệt quế để gieo, thực hiện chiết cành hoặc giâm cành tùy thích. Cây nguyệt quế có sức sống khá mãnh liệt nên rất dễ dàng cho việc tạo cây con.

Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp nhân giống cây nguyệt quế được sử dụng nhiều nhất là ghép mắt.

Bạn nên lưu ý về việc lựa chọn cây khỏe, không bị sâu bệnh và chọn cành bánh tẻ để lấy mắt ghép lên gốc mọc thẳng để có được cây nguyệt quế đẹp nhất.

Thông tin, hình ảnh cây nguyệt quế

 Nhân giống cây nguyệt quế

Để  có thể trồng và nhân giống cây nguyệt quế thì thông thường sẽ có 4 cách phổ biến nhất hiện nay đó là gieo hạt, giâm cành, và chiết cành. Nếu chiết cành thì bạn nên chọn cây mẹ khỏe mạnh và chọn những cành không quá già và cũng không quá non để cây được phát triển một cách khỏe mạnh.

Cuối cùng là phương pháp ghép mắt bạn nên lựa gốc cây để ghép sao cho cây mọc thẳng và không bị dị dạng hay sâu bệnh độc hại.

Kỹ thuật trồng cây nguyệt quế

Đất trồng cây nguyệt quế

Đầu tiên ta cần chọn được loại đất trồng phù hợp với cây. đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển của cây. Đất nên là loại đất thịt pha, thoát nước tốt, màu mỡ và có độ pH từ 5-7.

Công thức đất trộn đất trồng cây nguyệt quế: đất phù sa + xơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1

Khi nào thì cần thay đất cho cây?

Sau một thời gian trồng cây, đất sẽ hết chất dinh dưỡng, trở nên cằn cỗi, lúc này ta cũng cần phải thay đất hoặc sang chậu cho cây.

Biểu hiện của đất cằn cỗi, hết chất là cây kém tươi, bắt đầu nhuốm vàng, bệnh hoạn, nhiều rễ con lồi lên mặt đất. Nếu trồng cây trong chậu thì sau 3-4 tháng nên thay đất cho cây một lần, bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ và thêm hỗn hợp đất mới.

Nên sang chậu vào màu xuân hoặc trước mùa mưa để cây phát triển, đâm chồi nảy lộc trong thời tiết mát mẻ.

Cách thay chậu cho cây

B1: Lấy cây ra khỏi chậu. Tưới nước cho cây trước 1 buổi cho đất thật nhão và chỉ cần nghiên chậu để lấy cây ra. Hoặc nếu không kịp tưới nước, ta dùng dao cùn xắn từ phần đất sét thành chậu, cho đến khi bầu đất và thành chậu tách riêng ra thì có thể nhấc cây lên.

B2: Cắt bỏ bớt phần rễ lớn và rễ con đã quá già, để lại phần rễ non, bộ rễ phải gọn gàng. Cắt tỉa những cành, nhánh cây mọc không đúng và sửa sao cho cây theo ý mình trước khi cho vào chậu mới 

Lưu ý: Nên dùng kéo, kềm bén để vết cắt ngọt, tránh bị giập nát.

Bón phân cho nguyệt quế

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế

Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 1-2 tháng một lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:

  • NPK 20-20-15 bón từ 5-10 gam
  • Phân Dinamix bón từ 15-20 gam

Trong thời kỳ cây đang phát triển cần bón phân kali để đảm bảo cây cứng cáp, an toàn cho cây phát triển.

Nước và độ ẩm thích hợp với nguyệt quế

Cây nguyệt quới cần tưới nhiều nước và thích hợp với độ ẩm cao.

Nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ thích hợp để cây có thể sống và phát triển là 13°C – 39ºC, thích hợp nhất từ 23 ºC – 29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và cây chết -5ºC.

Ánh sáng thích hợp

Nguyệt quế không thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là vào buổi sáng và buổi chiều tối, lúc ánh sáng nhẹ vào ban ngày.

Khi nắm rõ các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế trên, bạn chỉ cần thêm một chút thời gian chăm bón để có những cây nguyệt quế đẹp, ra hoa quanh năm.

Ý nghĩa cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế trong phong thủy mang những ý nghĩa tốt lành mà nhiều người muốn có. Sắc cây mang màu sáng, hương hoa thơm ngát và thanh khiết nên nhiều người tin cây nguyệt quế có công dụng trừ tà đuổi ma.

Trồng cây cạnh nhà hay mang cành lá nguyệt quế bên người khiến người ta an tâm và không sợ bị điều xấu đeo bám.

Hoa nguyệt quế tạo cảm giác an thần, dễ chịu và xả stress hiệu quả nên ý nghĩa hoa nguyệt quế cũng được tin tưởng rất nhiều.

Người ta cho rằng có cây hoa nguyệt quế trong nhà giúp mang lại sự may mắn, thành công và khu trừ những thứ xúi quẩy muốn đến gần nhà mình.

Tuy kém cây phú quý những cây nguyệt quế cũng có tác dụng thu hút tài lộc nhất định.

Bài giới thiệu về cây nguyệt quế trên chắc hẳn đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức quan trọng về loài cây đặc biệt này. Chúc các bạn thành công trong việc trồng, chăm sóc và kinh doanh cây nguyệt quế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *